Tin tức
Tin tức
Thông tin tóm tắt về những điểm mới của luận án - Hoàng Xuân Trọng
1. Tên luận án: Giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Sơn La. 2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại 3. Mã số: 62.34.01.21 4. Họ tên NCS: Hoàng Xuân Trọng 5. Họ tên người hướng dẫn NCS: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
6. Những kết luận mới của luận án:
- Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã chỉ ra 04 khoảng trống trong nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng lý thuyết marketing địa phương vào trong phát triển du lịch bền vững.
- Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững; làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa qui trình, các công cụ marketing địa phương (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư) với phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất marketing địa phương phù hợp với điều kiện Việt Nam và Sơn La gồm: giá trị sản phẩm cung ứng bền vững và đặc sắc, hình ảnh điểm đến du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch bền vững, phát triển thị trường du lịch bền vững, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bền vững; chỉ ra nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững.
- Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương miền núi ở nước ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Sơn La, tác giả đã rút ra 06 bài học kinh nghiệm cho hoạt động marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững tại Sơn La nói riêng và tại các địa phương ở Việt Nam nói chung.
- Bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, qua khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu suất marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững tại Sơn La, tác giả luận án đã chỉ ra những thành công, phát hiện ra những tồn tại và nguyên nhân, xác định vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Sơn La.
- Dựa vào những định hướng, quan điểm phát triển du lịch Sơn La, tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp ở cấp độ địa phương và một số kiến nghị với hệ thống quản lý Nhà nước trung ương để hoàn thiện marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững phù hợp trong thời gian tới của môi trường kinh doanh Việt Nam và phù hợp với điều kiện, trình độ và kỳ vọng phát triển của tỉnh Sơn La.
- Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã chỉ ra 04 khoảng trống trong nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng lý thuyết marketing địa phương vào trong phát triển du lịch bền vững.
- Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững; làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa qui trình, các công cụ marketing địa phương (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư) với phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất marketing địa phương phù hợp với điều kiện Việt Nam và Sơn La gồm: giá trị sản phẩm cung ứng bền vững và đặc sắc, hình ảnh điểm đến du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch bền vững, phát triển thị trường du lịch bền vững, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bền vững; chỉ ra nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững.
- Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương miền núi ở nước ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Sơn La, tác giả đã rút ra 06 bài học kinh nghiệm cho hoạt động marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững tại Sơn La nói riêng và tại các địa phương ở Việt Nam nói chung.
- Bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, qua khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu suất marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững tại Sơn La, tác giả luận án đã chỉ ra những thành công, phát hiện ra những tồn tại và nguyên nhân, xác định vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Sơn La.
- Dựa vào những định hướng, quan điểm phát triển du lịch Sơn La, tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp ở cấp độ địa phương và một số kiến nghị với hệ thống quản lý Nhà nước trung ương để hoàn thiện marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững phù hợp trong thời gian tới của môi trường kinh doanh Việt Nam và phù hợp với điều kiện, trình độ và kỳ vọng phát triển của tỉnh Sơn La.